Cách chăm sóc Nho Ngón Tay giúp mang lại mùa vụ bội thu

Nho Ngón Tay là một loại nho cực kỳ quý hiếm, có giá trị dinh dưỡng rất cao. Để đạt được hiệu quả cao nhất thì cách chăm sóc đúng kỹ thuật đóng vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm của cây. Dưới đây chúng tôi hướng dẫn các bước chăm sóc sau.

Tưới nước

qua-nho-ngon-tay

Nho Ngón Tay là loại cây ưa ẩm nên khi bắt đầu trồng bạn nên tưới nước ngay, không để cho cây bị thiếu nước, khi cây phát triển bạn có thể tưới nước 5-7 ngày/lần, tưới lượng nước vừa đủ để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Nho Ngón Tay là loại cây không chịu được ngập úng do vậy khi trời mưa thì bạn nên tìm cách thoát nước nhanh cho chúng.

Bón phân

Thời gian cây bón phân cho cây khi cây con được khoảng 6-7 tháng, bón với lượng phân vừa đủ và bón định kỳ 2 tháng/lần, khi bón bạn nên bón xung quanh cách gốc 20cm.

Các lần bón tiếp theo bón xa dần và xáo đất nới xung quanh vùng rễ để giúp đất tơi xốp, bón phân xong tưới nước ngay và hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất. Phân để bón cho cây thì bạn nên ủ phân chuồng để hoai mục, phân vi sinh là tốt nhất.

Cắt tỉa Nho Ngón Tay

Khi cây nho sinh trưởng và phát triển tốt có cành và tua cuốn vươn dài hơn 50cm bạn nên tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Nên giữ lại khoảng 2 – 3 cành cấp 1 khỏe mạnh nhất  để cây tập trung dinh dưỡng nuôi các cành đó. 

Khi cây mọc dài khoảng 1.3m bạn nên bấm ngọn cành cấp 1 và trừ lại khoảng 40 – 50cm để cây sinh trưởng phát triển tốt. Khi cây trồng đã được khoảng 11 tháng khi đó những cành cấp 2 lúc này đã hóa gỗ.

Màu thân cây đã chuyển từ xanh sang nâu. Lúc này nên tiến hành để trái bằng cách cắt hết các cành lá đã có và chỉ để lại các cành có quả. Với các cành to khỏe dài hơn 1,5m nên tiến hành cắt ở vị trí mắt thứ 6 – 8. Với các cành nhỏ thì bạn cắt ở các mắt thứ 1 – 2. Việc làm này giúp cho cây tập trung dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau.

Cây sẽ bắt đầu cho ra hoa đợt 1 sau 20 ngày từ khi cắt tỉa. Sau 30 ngày cây sẽ cho quả. Để quả ra chất lượng nhất bạn nên tiến hành tỉa quả. Chỉ để mỗi dây có 2 – 3 chùm quả. Trên các chùm quả thì tiến hành tỉa bỏ những quả dị tật và sâu bệnh nhằm giúp cho cây tập trung dinh dưỡng để nuôi các quả còn lại.

Các bệnh thường gặp

Cay-nho-ngon-tay

Nho Ngón Tay là loại nho có nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng vẫn không tránh khỏi một số bệnh gây hại. Dưới đây là các bệnh thường gặp và biện pháp phòng trừ hiệu quả cho cây Nho Ngón Tay.

+ Bệnh phấn trắng: Bệnh phấn trắng là loại bệnh phổ biến nhất trên cây nho nói chung và cây Nho Ngón Tay nói riêng. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa và gây hại chủ yếu trên lá, thân đặc biệt là các lá non, ngọn non.

Triệu chứng bệnh: Trên lá, thân cây lúc đầu xuất hiện các chấm phấn màu trắng sau đó chuyển dần sang màu nâu, nặng hơn nữa màu đen. Lớp phấn này nếu không phòng trừ kịp thời thì sẽ lan rộng ra toàn cây và gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất.

Cách phòng trừ: Để phòng trừ bệnh phấn trắng trên nho móng tay có thể sử dụng một số loại thuốc như: Zineb kết hợp với lưu huỳnh và vôi bột hòa với nước và phun lên cây. Có thể phun nhắc lại nhiều lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.

+ Bệnh gỉ sắt: Bệnh gỉ sắt do nấm Pysopella vitis gây ra. Bệnh gây hại chủ yếu ở lá và thường gây hại nặng vào thời điểm mưa nhiều.

Triệu chứng bệnh: Trên mặt sau của lá xuất hiện các chấm nhỏ màu gỉ sắt. Lúc đầu mật độ ít, nhưng nếu không phòng trừ kịp thời có thể lan rộng ra cả lá thậm chí lây lan sang các lá xung quanh.

Cách phòng trừ: Mặc dù bệnh gỉ sắt không gây ảnh hưởng nặng như bệnh phấn trắng, nhưng nếu không phòng trừ kịp thời cũng ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây từ đó làm giảm năng suất. Để phòng trừ bệnh này có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị và phòng trừ nấm để phun lên tán lá.

+ Bệnh nấm cuống: Bệnh nấm cuống là loại bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của quả nho. 

Triệu chứng bệnh: Phần cuống của quả, chùm nho xuất hiện các chấm màu nâu hoặc đen. Bệnh khiến cho chùm nho bị giảm chất lượng. Trường hợp nếu không phòng trừ kịp thời bệnh có thể lây lan sang phần quả.

Cách phòng trừ: Có thể sử dụng một trong số các loại thuốc như: Bayfidan 250 EC, liều lượng 0,4 lít/ha. Thuốc Curzate M8 liều lượng 1kg/ha.

+ Bệnh mốc sương: Bệnh do nấm Plasmopara Viticola gây ra. Bệnh xuất hiện chủ yếu vào mùa mưa ảnh hưởng nặng đến lá non và đọt non.

Triệu chứng: Trên bề mặt lá xuất hiện những vệt màu xanh và vàng, nếu không phòng trừ kịp thời sẽ chuyển sang màu đỏ nâu. Ngoài ra ở mặt bên dưới của chúng có xuất hiện các sợi tơ nấm và phát triển thành một lớp màng mỏng, lớp màng này gặp điều kiện thuận lợi dễ dàng phát tán và lây lan sang các lá khác.

Cách phòng trừ: Sử dụng dung dịch Sunfat đồng kết hợp với vôi và phun kỹ lên trên lá. Có thể tiến hành phun nhắc lại nhiều lần nhất là vào mùa mưa để đạt hiệu quả phòng trừ tốt nhất.

Một số câu hỏi thường gặp

Cách bảo quản Nho Ngón Tay

hinh-anh-qua-nho-ngon-tay

Nho Ngón Tay là loại nho cực kỳ quý hiếm có giá trị dinh dưỡng rất cao, có thể phòng ngừa và chữa được một số bệnh. Tuy nhiên để giá trị dinh dưỡng không bị tổn thất việc bảo quản nho cũng rất quan trọng. Với các vấn đề nêu trên chúng tôi tư vấn cho bạn cách bảo quản nho đạt hiệu quả cao nhất.

Nho sau khi thu hoạch về thay vì để cả chùm bạn nên tách từng khóm nhỏ, cho vào các hộp đựng để tránh nho bị chín nhanh. Muốn nho tươi lâu tuyệt đối không rửa nước trước khi bảo quản, nếu bạn rửa nước làm nho chín nhanh và có thể bị lủng.

Nho sau khi thu hoạch cách bảo quản tốt nhất là nên đưa vào ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ bảo quản thấp. Không để chung nho với thực phẩm có mùi khác mà bạn hay bỏ vào các hộp để tránh các mùi thực phẩm khác làm ảnh hưởng đến hương vị của nho.

Nho Ngón Tay trồng được ở miền Bắc không?

Trồng nho ngón tay ở miền bắc không? Luôn là một câu hỏi của rất nhiều người dân sống tại miền Bắc. Câu trả lời là Có, khí hậu miền Bắc là khí hậu nhiệt đới, nóng lạnh kết hợp với mưa nắng thất thường. Chính vì vậy, cây giống nên được trồng từ tháng 11 đến tháng 1 bởi điều kiện thời thiết trong thời gian này hanh khô, ít mua, độ ẩm thấp thuận lợi để cây phát triển cứng cáp hơn.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lựu Ấn Độ giống cây năng suất bậc nhất tại Việt Nam

10 giống cây độc lạ làm người chơi cây săn lùng

[Báo giá] Hoa Mai Xanh - Loài hoa mang ý nghĩa sâu sắc vào dịp Tết